J2TEAM Security: A must-have extension for Chrome users. Install now!

Tội phạm lừa đảo - Phần II: Kinh doanh đa cấp

Tội phạm lừa đảo - Phần II: Kinh doanh đa cấp | Juno_okyo's Blog
Hình thức kinh doanh Bán hàng đa cấp rất phổ biến trên thế giới và trong một vài năm trở lại đây cũng đã bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày càng cao ở Việt Nam. Nhưng so với các hình thức kinh doanh khác thì Bán hàng đa cấp khá tai tiếng và đem lại nhiều rủi ro cho các thành viên tham gia. Với nhiều người thì họ nói thẳng quan điểm của mình rằng hình thức bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức lừa đảo không hơn không kém. Liệu những chiêu trò lừa đảo này thực sự là bán hàng đa cấp hay là một hình thức khác ??? Thực hư ra sao ?

toi-pham-lua-dao-phan-ii-kinh-doanh-da-cap

Đầu tiên, mọi chuyện sẽ bắt đầu từ các cuộc nói chuyện. Mọi người chia sẻ về phương thức kiếm tiền của họ, bán hàng đa cấp sẽ hiện lên như một phương thức kinh doanh cực “đỉnh”. Không văn phòng, không có những vị sếp khó tính, chỉ đơn giản là quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng từ nhà … bạn chỉ việc thu thập số điện thoại, tìm kiếm các nhân viên bán hàng tiềm năng cho mình. Tuy nhiên, những người ở dưới bạn có thể cũng đi tìm nhân viên bán hàng cho riêng mình. Cấp trên cứ ăn khoản lời từ cấp dưới, cứ thế lên cao dần thành một mô hình kim tự tháp ảo.
Vấn đề ở chỗ trên một kim tự tháp, ai cũng muốn mình ở cao hơn để ăn lời nhiều hơn. Ai cũng dốc sức tìm cho mình những nhân viên dưới quyền. Cứ thế kim tự tháp này phình lên. Có vẻ rằng sức hấp dẫn của lợi lộc sẽ càng làm cho nhiều người tìm đến để tham gia hơn. Kết quả là bạn sẽ thấy tất cả đều là người bán. Vậy ai sẽ là người mua ? Mọi chuyện có vẻ đã đi vào ngõ cụt.
Câu chuyện sẽ dừng lại khi mọi người bỏ cuộc vì chán nản và thiếu khách hàng và sẽ chẳng có hậu quả gì ngoài việc tốn thời gian và mấy cuộc điện thoại thuyết phục. Nhưng, có một lưu ý rằng, ai tham gia cũng phải bỏ ra một nguồn vốn nào đó. Vậy, cuối cùng mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu, ai được và ai mất trong cơ hội “vàng” này ?
Hình tháp ảo
toi-pham-lua-dao-phan-ii-kinh-doanh-da-cap


Thực tế rằng hình thức kinh doanh này có tên là “hình tháp ảo”. Đây là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp. Đặc điểm chính của một hình tháp ảo là những người tham gia kiếm tiền bằng cách tuyển dụng thêm thành viên, việc bán sản phẩm không quan trọng mà hoa hồng sẽ phụ thuộc bạn ở vị trí nào trên hình tháp. Hình tháp ảo có 2 hình thức phổ biến : thứ nhất là có dựa trên sản phẩm và không dựa trên sản phẩm.
Mô hình không có sản phẩm
Một người sẽ tuyển dụng 10 người để đầu tư vào, 10 người này sẽ phải trả 100$, sau đó mỗi người này lại tuyển thêm 10 người khác … nếu tuyển dụng thành công thì người cấp trên sẽ lãi được 900$ từ đầu tư bạn đầu là 100$. Cứ như thế dần mọi người sẽ đều tìm nhân viên của mình để tăng cấp độ và số lãi.
Trong hình thức kinh doanh này thì tiền sẽ là phương thức làm việc chính. Dự án công việc cũng không có hoặc không rõ ràng. Sẽ có hoa hồng khi có thêm người vào mạng lưới. Và tiếp như hình minh họa trên thì sẽ đến lúc nào đó số người cần để bù đắp sẽ còn lớn hơn cả dân số. Hình tháp ảo sẽ sụp đổ.
Mô hình có sản phẩm
Một nhà phân phối tuyển 10 nhân viên bán hàng, mỗi người phải trả 500$ để bắt đầu bán sản phẩm. Nhà phân phối cũng được 10 % mỗi sản phẩm mà các tân binh của mình bán, bao gồm cả tiền khởi đầu. Các nhân viên sẽ biết rằng cách nhanh nhất để kiếm tiền không phải là bằng cách bán sản phẩm mà là tuyển dụng người mới để lãi được số tiền khởi đầu. Những người ở phía trên cùng của kim tự tháp nhận được hoa hồng từ tất cả tuyến dưới, gồm nhiều cấp độ trong hình tháp.
Vấn đề là những sản phẩm trong hình thức này cũng không thực sự tốt và sẽ có khả năng bán được không cao. Lợi nhuận hầu như phụ thuộc vào việc tuyển dụng. Sau cùng, không còn ai để tuyển nữa và sản phẩm cũng không bán được.
Tưởng như đây là một mô hình có lãi nhưng sự thật là tiền lãi của người này chính là tiền lỗ của người kia. Theo các báo cáo thì 88% người theo mô hình này sẽ ở phần cuối tháp và lỗ. Chỉ có những người ở đỉnh tháp mới có cơ may kiếm ra tiền. Có đến 90,4% người mất tiền khi tham gia tháp ảo không sản phẩm. Còn nếu dựa trên sản phẩm thì con số này lên tới 99,88%
Tuy nhiên rằng, hình tháp ảo không phải là bán hàng đa cấp thực thụ. Hình tháp ảo là một loại hình kinh doanh bất hợp pháp và lừa đảo, mang tính bóc lột. Có những điểm giống như bán hàng đa cấp hợp pháp và có những điểm khác nhất định.
Kinh doanh đa cấp và hình tháp ảo
toi-pham-lua-dao-phan-ii-kinh-doanh-da-cap


Kinh doanh đa cấp (Multi-level Marketing) hay chúng ta thường gọi là Bán hàng đa cấp là thuật ngữ chung chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Loại hình kinh doanh này xuất hiện ở Mỹ đầu tiên. Các công ty như Amway, Tupperware, Herbalife, Avon, Mary Kay … là những điển hình cho thành công của phương thức kinh doanh này.
Nhìn về ngoài thì Kinh doanh đa cấp rất khó phân biệt với hình tháp ảo bởi chúng đều được xây dựng trên một mô hình nhiều cấp độ của các “nhà phân phối và tuyển dụng”. Như đã nói ở trên, nhiều người hoàn toàn đánh đồng chúng với nhau và cũng có đôi trường hợp kinh doanh đa cấp hợp pháp thực chất cũng chỉ là lớp vỏ của hình tháp ảo.
toi-pham-lua-dao-phan-ii-kinh-doanh-da-cap
Trong một phán quyết năm 1979 của Mỹ đã chỉ ra rằng Amway không phải là một hình tháp ảo, phán quyết này đã mở đường cho nhiều công ty đi theo mô hình kinh doanh của Amway. Vậy nên, chúng ta sẽ lấy Amway làm nền tảng ví dụ để so sánh giữa việc kinh doanh đa cấp thực sự và hình tháp ảo.
- Amway không trả tiền cho các nhà phân phối mà đơn giản chỉ là tuyển dụng những người bán mới.
- Cách duy nhất để kiếm ra tiền ở Amway là bán được sản phẩm cho khách hàng và quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng. Người quản lý sẽ được ăn hoa hồng từ doanh số của mỗi người mà họ tuyển dụng .
- Amway không hề yêu cầu những người mới phải nộp một số tiền bắt đầu hoặc áp đặt đơn hàng có giá trị tối thiểu hàng tháng để duy trì việc tham gia.
Amway đã nhấn mạnh sự khác biệt rõ ràng nhất chính là sự tập trung vào công việc bán sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn có thể nhận ra một hình tháp ảo thông qua vài đặc điểm sau :
-Chỉ kiếm tiền từ việc tuyển người là chính, thường mang tính bắt ép để có một khoản tiền tham gia.
- Chính sách không công bằng: Người vào sau luôn nằm ở đáy và không thể thoát ra độc lập.
- Mua sản phẩm vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi ích khác chứ không có nhu cầu sử dụng. Sản phẩm cũng chỉ có chất lượng bình thường hoặc kém, giá được nâng lên nhiều để chi trả hoa hồng.
- Với kinh doanh chân chính thì sản phẩm sẽ được lưu thông ra cả ngoài mạng lưới nếu có nhu cầu, có cam kết nhận lại sản phẩm và hoàn trả giá trị. Hình tháp ảo thì mọi thứ đều mập mờ và có xu hướng bị trì hoãn.
- Hãy cảnh giác với bất cứ ai cố gắng thuyết phục bạn tham gia bằng cách phô trương vật chất, kinh doanh thực sự phải có quá trình đào tạo và đạt được hiệu quả chứ không chỉ tham gia là có lãi như cách người ta thuyết phục bạn.
Sự biến tướng
Hình tháp ảo là mô hình bất hợp pháp và đã bị chính phủ đưa ra các bộ luật cấm đoán. Nhưng nó vẫn biến tướng và phát triển, đội lôt theo nhiều mô hình khác nhau. Nổi tiếng là hình thức “Câu lạc bộ quà tặng”, “Câu lạc bộ bạn gái” “Dạ tiệc”, “Vòng tròn của những người bạn”. Chương trình thường yêu cầu phí tham gia có thể từ 500 tới 5000 USD hoặc nhiều hơn. Khi tham gia, họ sẽ được yêu cầu tuyển dụng nhiều người mới hơn. Hình thức này thường nhắm vào phụ nữ với ý tưởng rằng việc đóng góp tiền tập thể sẽ giúp họ lời lãi nhiều hơn.
toi-pham-lua-dao-phan-ii-kinh-doanh-da-cap
Một trong những mánh khóe lừa đảo thông dụng là mô hình Ponzi, nhưng đây lại không phải hình tháp ảo. Đây là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn. Charles Ponzi là người đã mở đầu mánh khóe này và làm cho nó trở nên nổi tiếng. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền. Kế hoạch Ponzi không phải là một hình tháp ảo bởi trò này được đứng ra bởi một người chủ chốt và mang tính xoay vòng chứ không có nhiều cấp bậc người. Với hình tháp ảo thì nó dựa trên sự tự nguyện tham gia của mọi người và hoa hồng cũng từ họ đẩy dần lên.
Mục tiêu của hình tháp ảo hay nhằm vào những cộng đồng có sự liên kết. Ví dụ như liên kết về tôn giáo, chính chị, sắc tộc … Kẻ lừa đảo sẽ cố gắng để thu hút những thành viên nổi bật của cộng đồng để mọi người tin và theo.
toi-pham-lua-dao-phan-ii-kinh-doanh-da-cap
Một trong những hình tháp ảo khác là việc gửi đi nhiều email chào mời mua cổ phiếu  như một “cơ hội hiếm có”. Các kẻ lừa đảo sẽ thành lập một công ty ảo chỉ có tên và biểu tượng chứng khoán. Chứng khoán được bán ra cùng lời hứa hẹn rằng công ty sắp sá nhập với một công ty lớn thực tế nào đó. Chỉ có khoảng 20% cổ phiếu được bán ra, những kẻ lừa đảo thao túng 80% để đảm bảo giá bán. Mọi người bắt đầu mua vào cổ phiếu của công ty ảo. Sau khi giá lên, thủ phạm lại mua lại để các nhà đầu tư thấy được lợi nhuận tức thì. Và để đảm bảo ía chứng khoán lên, các nhà đầu tư bắt đầu đi kêu gọi các nhà đầu tư khác mua vào loại cổ phiếu đó, quảng cáo cho sự thành công của công ty ảo … đại khái là làm mọi việc để càng nhiều người mua càng tốt. Hình tháp ảo dần được hình thành. Khi mọi chuyện bắt đầu đi vào ngõ cụt, kẻ lừa đảo sẽ tháo chạy, hình tháp ảo sụp đổ và mọi người mất tiền.
Lời kết:
Kinh doanh đa cấp hợp pháp và một phương thức kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Nhưng kinh doanh đa cấp chỉ cách biệt với hình thức lừa đảo “hình tháp ảo”. Người tiêu dùng nên tỉnh táo và cẩn thận, tìm hiểu kĩ trước khi tham gia vào bất kì hoạt động đa cấp nào.
Tham khảo: howstuffworks
Leader at J2TEAM. Website: https://j2team.dev/

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

- Bạn có gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới.

- Hãy viết tiếng Việt có dấu nếu có thể!